24/11/2017
Trong các cuộc thi, sự kiện, đại diện ban tổ chức hoặc nhà tài trợ thường tặng cúp cho những người tham gia nhằm mục đích tôn vinh, thay lời tri ân và làm món quà kỷ niệm chương trình. Có 2 loai cúp phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất chính là cúp pha lê và cúp thủy tinh. Ưu và nhược điểm của hai loại cúp này như thế nào? Nên chọn cúp pha lê hay cúp thủy tinh? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho riêng mình qua bài viết so sánh cúp pha lê và cúp thủy tinh dưới đây nhé.
Cúp pha lê và cúp thủy tinh có hình dáng, đặc điểm bên ngoài rất giống nhau, rất khó để phân biệt được hai chết liệu nay. Qua bàn tay khéo léo, tài hoa của người thợ thủ công, chiếc cúp đều được điêu khắc, cắt gọt, in logo rất tinh xảo và đẹp mắt. Cúp thủy tinh và cúp pha lê đều là món quà kỷ niệm vô cùng sang trọng và tinh tế.
Cúp thủy tinh
Thủy tinh được cấu tạo từ 3 yếu tố SiO2, NaCO3, CaCO3 cùng một số hợp chất oxit kim loại để tạo độ cứng cho sản phẩm. Thủy tinh có trọng lượng khá nhẹ, cầm không đầm tay bằng pha lê, tuy nhiên về tính thẩm mỹ thì không thua kém gì cúp pha lê, giá thành cũng rẻ hơn nên được nhiều người ưa chuộng.
Với cúp thủy tinh, bạn có thể bảo quan lau chùi dễ dàng, thủy tinh ngày càng sáng bóng, long lanh.
Cúp pha lê
Thực chất, pha lê cũng là một loại thủy tinh nhưng được cho thêm nguyên liệu chì vào trong quá trình tinh luyện. Chì giúp pha lê trở nên lấp lánh, lung linh hơn, nhìn vào sâu bên trong bạn sẽ có cảm giác có ánh sáng đang phản chiếu ra bên ngoài. Thông thường với các sản phẩm gia dụng hàng ngày làm từ pha lê, thành phần chì chỉ chiếm khoảng 10 – 20% để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, chì không bị ngấm ra thức ăn trong quá trình đun nấu. Còn với các sản phẩm trang trí như cúp pha lê thì chì chiếm tới khoảng 30 – 40%. Do đó, cúp pha lê sẽ có trọng lượng nặng hơn cúp thủy tinh. Cúp pha lê càng nặng, càng dày thì càng có độ bền cao. Cúp pha lê có giá thành cao hơn cúp thủy tinh.
Để bảo quản cúp pha lê bạn sẽ phải lưu ý thực hiện đúng cách, nếu không cúp pha lê sẽ ngày càng xỉn và tối màu, không còn lấp lánh như trước. Tuyệt đối không được để pha lê tiếp xúc với nước nóng, các dung dịch tẩy rửa thông thường như xà phòng, giấm, thuộc tẩy… Chỉ nên rửa pha lê ở dung dịch nước muối ấm và lau lại bằng khăn mềm.
Làm thế nào để phân biệt được pha lê và thủy tinh? Rất đơn giản, khi bạn búng tay vào thủy tinh bạn sẽ chỉ nghe thấy một tiếng poong dứt khoát và nhe nhàng. Còn với pha lê, tiếng po…oong sẽ ngân dài hơn, trong trẻo hơn.
0 nhận xét